Cách nối dây tai nghe, headphone, micro điện thoại, máy tính khi bị đứt, cách câu mic từ tai nghe điện thoại vào máy tính
Chân cắm của mỗi tai nghe, loa ngoài, tai nghe điện thoại kết hợp micro sẽ có các chân tiếp xúc, được chia làm 2 loại là 3 chân tiếp xúc và 4 tiếp xúc
Loại 1: có 3 chân
Chân đầu tiên là L ký hiệu của Left (âm thanh bên phải), tiếp đến là R (Right- kênh bên phải), chân to cuối cùng là G (Ground – tiếp đất, tiếp mát)
Loại 2: có 4 chân
Thêm 1 chân chèn vào phần chân tiếp mát, nó là chân để dẫn tín hiệu cho micro. Loại này là dùng cho điện thoại thông minh đời mới hoặc cằm vào cổng của laptop có tích cả tai nghe+Micro trong cùng 1 lỗ cắm
Hình ảnh 2 giắc cắm 3.5mm loại 3 và 4 chân tiếp xúc
Dây nối thì sẽ có số dây và màu sắc tương ứng với 2 loại chân cắm trên.
Loại 1 có tối thiểu là 3 dây, 1 dây tiếp mát dùng chung, tối đa là 4 dây
Loại 2 có tối thiểu là 4 dây, 1 tiếp mát chung cho cả R L và micro, thường thì sẽ có 5 dây, tối đa là 6 dây.
Dây tiếp mát thường bọc nhựa màu đen hoặc là dây trần tráng thiếc bóng lộn
Dây tai nghe thường không bọc nhựa, mỗi dây có 1 màu riêng, dây bóng lộn, và rất dai
Để biết chính xác dây màu nào có tác dụng gì thì bạn hãy lấy đồng hồ đa năng ra đo thông mạch là biết ngay.
Trường hợp đơn giản nhất khi bị đứt dây giữa chừng do chuột cắn mà dây vẫn còn đủ dài. Khi đó bạn chỉ cần tuốt các đầu dây ra, cạo sạch lớp cách điện, nối các dây cùng màu với nhau (hàn thiếc nếu có đủ dụng cụ thì sẽ bền hơn). Bọc băng dính cách điện hoặc băng dính trắng cũng OK cho từng dây một. Bọc 1 lần băng dính cho cả dây để bao bên ngoài cùng là xong.
Còn việc nối giữa dây tai nghe này với tai nghe khác thì cần tuân thủ đúng nguyên tắc là nối các dây có cùng tác dụng (R L hay G, micro) là được.
Mình viết bài này chủ yếu chia sẻ tác dụng của các chân tiếp xúc của chân cắm tai nghe mà thôi, cách nối dây cho các bạn thích mày mò về sửa chữa. Dây loa nối còn tạm được, chứ dây tai nghe mà có 1 chỗ nối thì khá xấu và không còn sử dụng được nữa. Tốt nhất là nên mua cái mới vì giá cả cũng khá rẻ mà
Chân cắm của mỗi tai nghe, loa ngoài, tai nghe điện thoại kết hợp micro sẽ có các chân tiếp xúc, được chia làm 2 loại là 3 chân tiếp xúc và 4 tiếp xúc
Loại 1: có 3 chân
Chân đầu tiên là L ký hiệu của Left (âm thanh bên phải), tiếp đến là R (Right- kênh bên phải), chân to cuối cùng là G (Ground – tiếp đất, tiếp mát)
Loại 2: có 4 chân
Thêm 1 chân chèn vào phần chân tiếp mát, nó là chân để dẫn tín hiệu cho micro. Loại này là dùng cho điện thoại thông minh đời mới hoặc cằm vào cổng của laptop có tích cả tai nghe+Micro trong cùng 1 lỗ cắm
Hình ảnh 2 giắc cắm 3.5mm loại 3 và 4 chân tiếp xúc
Dây nối thì sẽ có số dây và màu sắc tương ứng với 2 loại chân cắm trên.
Loại 1 có tối thiểu là 3 dây, 1 dây tiếp mát dùng chung, tối đa là 4 dây
Loại 2 có tối thiểu là 4 dây, 1 tiếp mát chung cho cả R L và micro, thường thì sẽ có 5 dây, tối đa là 6 dây.
Dây tiếp mát thường bọc nhựa màu đen hoặc là dây trần tráng thiếc bóng lộn
Dây tai nghe thường không bọc nhựa, mỗi dây có 1 màu riêng, dây bóng lộn, và rất dai
Để biết chính xác dây màu nào có tác dụng gì thì bạn hãy lấy đồng hồ đa năng ra đo thông mạch là biết ngay.
Trường hợp đơn giản nhất khi bị đứt dây giữa chừng do chuột cắn mà dây vẫn còn đủ dài. Khi đó bạn chỉ cần tuốt các đầu dây ra, cạo sạch lớp cách điện, nối các dây cùng màu với nhau (hàn thiếc nếu có đủ dụng cụ thì sẽ bền hơn). Bọc băng dính cách điện hoặc băng dính trắng cũng OK cho từng dây một. Bọc 1 lần băng dính cho cả dây để bao bên ngoài cùng là xong.
Còn việc nối giữa dây tai nghe này với tai nghe khác thì cần tuân thủ đúng nguyên tắc là nối các dây có cùng tác dụng (R L hay G, micro) là được.
Mình viết bài này chủ yếu chia sẻ tác dụng của các chân tiếp xúc của chân cắm tai nghe mà thôi, cách nối dây cho các bạn thích mày mò về sửa chữa. Dây loa nối còn tạm được, chứ dây tai nghe mà có 1 chỗ nối thì khá xấu và không còn sử dụng được nữa. Tốt nhất là nên mua cái mới vì giá cả cũng khá rẻ mà